15:31 – 16/09/2022
Người Việt Nam chắc hẳn chẳng còn xa lạ với những công trình vượt thời gian như Đại học Tổng Hợp trên góc phố Lý Thường Kiệt cổ kính, hay Nhà Hát Lớn đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn uy nghi, vững chãi. Sự xuất hiện của phong cách kiến trúc Indochine đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đam mê tìm hiểu kiến trúc. Những nét sang trọng, quý phái nhưng vẫn giữ trong mình sự dung dị, “điệu đà” có lẽ là điểm nhấn của kiến trúc Indochine – kiểu kiến trúc Đông Dương gây thương nhớ người đời.
Nhà hát lớn thiết kế theo phong cách kiến trúc Indochine ở Việt Nam
Khái quát về phong cách Indochine
Được lấy cảm hứng từ Pháp, tuy nhiên để phù hợp với điều kiện khí hậu, thiên nhiên Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, có mùa hè gay gắt và mùa đông lạnh, thì các kiến trúc sư đến từ Châu Âu đã đưa ra những giải pháp khắc phục, phù hợp với lối sống, truyền thống của phương Đông để tạo nên những công trình tinh tế, sang trọng. Với nguyên liệu chủ yếu đến từ thiên nhiên như tre, nứa, gỗ, ngoài ra những trụ cột bê tông cũng là những điểm mới, làm cho những công trình trường tồn cùng thời gian.
Khởi nguồn của phong cách kiến trúc Indochine
Với điều kiện khí hậu và phong tục tập quán của Việt Nam khiến cho kiểu kiến trúc Pháp trở nên hạn chế, bất cập. Để khắc phục những nhược điểm đó, giáo sư Ernest Hébrard cùng các kiến trúc sư giảng dạy tại trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo, thay đổi lại để tạo ra một phong cách kiến trúc mới để không chỉ khắc phục được những nhược điểm của kiến trúc Pháp mà còn chứa đựng tinh hoa kiến trúc Đông Dương, và ông gọi xu hướng thiết kế này là “Kiến trúc Đông Dương”.
Công trình kiến trúc độc đáo theo phong cách Đông Dương tại Việt Nam
Thực chất đây là phong cách chiết trung Âu – Á bởi những chi tiết kiến trúc của phong cách này không chỉ là kiến trúc của ba nước Đông Dương mà còn có những chi tiết của kiến trúc độc đáo của người Trung Hoa. Hébrard đã để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật vô cùng giá trị. Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam) là kết quả của thiết kế kiến trúc Indochine ở Việt Nam.
Nét đặc trưng phong cách kiến trúc Indochine
Phong cách Indochine là điển hình nhất ở cả sáu nước Đông Dương (gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và được chia thành các phần cơ bản: Indochine – lịch sử thống nhất văn hóa; Lãng mạn Indochine – theo tiêu chuẩn của Pháp; Nghệ thuật sống, phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, v.v. ….. Bởi vậy đặc trưng của kiến trúc Indochine là sự giao thoa của văn hoá phương Tây và Đông Dương.
Tổ chức không gian
Phong cách thiết kế này thường chú trọng nhiều đến công năng sử dụng. Mỗi nơi sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau và tuỳ vào mục đích sử dụng mà được thiết kế, xây dựng sao cho phù hợp. Theo kiến trúc kiểu Pháp, tổ chức không gian thường đăng đối trên một trục, lấy tiền sảnh làm trung tâm. Có lẽ đây là một điểm khác biệt tương đối lớn so với không gian nhà Việt cổ với kiến trúc 3 gian, 2 chái. Điều này đã tạo nên cái nhìn mới mẻ, sự thay đổi đã tạo tiền đề và bước ngoặt lớn cho sự phát triển kiến trúc của Việt Nam sau này.
Không gian đăng đối trong công trình kiến trúc Indochine tại Hội An
Hành lang
Trong kiến trúc của ngôi nhà truyền thống Đông Dương hành lang còn khá xa lạ, ông cha ta thường gọi với cái tên gần gũi là “đầu hè”. Nhưng với kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu, thì hành lang xuất hiện tạo chiều sâu cho ngôi nhà giúp đón nắng, gió, tạo hệ thống ống dẫn khí xuyên suốt tòa nhà. Các không gian chức năng được thiết kế quay đầu vào hành lang để đón nhận ánh sáng, không khí, làm cho căn phòng luôn tràn ngập năng lượng.
Với điều kiện khí hậu có phần đặc biệt như ở Việt Nam, nắng nóng mưa nhiều, thì việc thiết kế hành lang là vô cùng cần thiết, công việc này đòi hỏi sự quan sát kĩ lưỡng của các kiến trúc sư, từ đó tạo ra những không gian ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.